Chắc hẳn các bác SEO đang tìm hiểu hai khái niệm Dofollow và Nofollow. Trong SEO đây là kiến thức cơ bản để bạn có thể phân biệt được hiệu quả của Backlink hay mở rộng ra là SEO offpage. Vậy bài viết này cùng Digital Marketing 24h tìm hiểu về hai khái niệm này nhé!
Link Dofollow và Nofollow là gì?
Về mặt khai niệm, Dofollow và Nofollow là hai loại thẻ trong HTML giúp xác định cách công cụ tìm kiếm xử lý các liên kết trên trang web của bạn. Hay hiểu đơn giản là ngôn ngữ để google hiểu được liên kết của web.
Link Dofollow là gì?
- Liên kết Dofollow hay còn gọi là siêu liên kết cho phép các công cụ tìm kiếm như Google theo dõi và truy cập trang web mà liên kết trỏ đến. Loại liên kết này thẩm quyền từ trang web này sang trang web khác. Khi một trang web liên kết đến một trang web khác bằng liên kết dofollow, về cơ bản, nó bảo đảm độ tin cậy và sự liên quan của nội dung được liên kết.
- Cấu trúc thẻ HTML có chứa rel=”dofollow”
- Nói một cách dễ hiểu, liên kết dofollow rất quan trọng đối với SEO vì đây là cam kết uy tín với link liên kết.
Ví dụ về HTML dofollow:
<a href="https://digitalmarketing24h.com/" rel = "dofollow">digitalmarketing24h.com</a>
Link Nofollow là gì?
- Ngược lại, nofollow là liên kết có thẻ rel=”nofollow” trong mã HTML. Thẻ này yêu cầu các công cụ tìm kiếm không theo liên kết và không chuyển bất kỳ thẩm quyền SEO nào cho trang web được liên kết. Về cơ bản, nó yêu cầu các công cụ tìm kiếm bỏ qua liên kết khi xác định thứ hạng của trang web đích trong kết quả tìm kiếm.
- Về khía cạnh SEO khi link được gắn liên kết nofollow không có tác động gì đến trang được trỏ đến.
Ví dụ về HTML dofollow:
<a href="https://digitalmarketing24h.com/" rel = "nofollow">digitalmarketing24h.com</a>
Sử dụng link Dofollow và Nofollow khi nào?
Mỗi trường hợp khác nhau thì nên sử dụng loại liên kết khác nhau:
Sử dụng link dofollow và nofollow đúng cách là một phần quan trọng trong chiến lược SEO.
Link Dofollow bạn nên sử dụng khi nội dung trỏ đến chất lượng, khi bạn muốn chia sẻ liên kết đến nội dung chất lượng cao từ các trang web uy tín. Hoặc khi bạn hợp tác với các trang web khác và muốn chia sẻ sự tin tưởng và giá trị SEO. Một trường hợp nữa là khi liên kết đến các nguồn thông tin hoặc nghiên cứu gốc mà bạn sử dụng trong bài viết của mình.
Đối với link nofollow bạn nên sử dụng khi: các liên kết trong quảng cáo để tránh vi phạm các quy tắc của Google về liên kết trả tiền, các bình luận ở diễn đàn hoặc các liên kết bạn không tin tưởng tuyệt đối.
Lưu ý: Khi chọn mua backlink cho trang web nên mua link Dofollow

Cách để kiểm tra link Dofollow và Nofollow?
Kiểm tra thuộc tính Link bằng cách thủ công
- Bạn truy cập vài bất kì một trang web nào mà bạn muốn kiểm tra.
- Nhấp chuột phải lên trang web và chọn “View page source” (Xem mã nguồn trang) hoặc sử dụng phím tắt Ctrl + U trên trình duyệt.
- Trong cửa sổ mã nguồn, sử dụng phím tắt Ctrl + F để mở thanh tìm kiếm, sau đó gõ a href để tìm các thẻ liên kết.
- Khi bạn tìm thấy thẻ liên kết, hãy kiểm tra xem thẻ này có chứa thuộc tính rel=”nofollow” hay không. Nếu có, đó là liên kết nofollow. Nếu không, đó là liên kết dofollow mặc định.

Sử dụng tiện ích mở rộng từ Chrome
Bạn có thể sử dụng tiện ích NoFollow trên google chrome để kiểm tra nhanh hơn.
Bước 1: Truy cập Cửa hàng Chrome trực tuyến và tìm kiếm tiện ích “Nofollow”
- Mở trình duyệt Chrome.
- Truy cập Cửa hàng Chrome trực tuyến.
- Trong thanh tìm kiếm, gõ từ khóa “Nofollow”.
- Nhấn Enter để tìm kiếm tiện ích.
Bước 2: Cài đặt tiện ích “Nofollow”
- Khi kết quả hiện ra, chọn tiện ích có tên “Nofollow” (biểu tượng có hình dấu chéo trên một mắt xích).
- Nhấp vào nút “Thêm vào Chrome” (Add to Chrome) ở góc phải.
- Một cửa sổ xác nhận sẽ hiện ra, chọn “Thêm tiện ích” (Add Extension).
Bước 3: Kiểm tra các backlink trên trang web
- Sau khi cài đặt, biểu tượng của tiện ích “Nofollow” sẽ xuất hiện ở góc trên bên phải của trình duyệt, cạnh thanh địa chỉ.
- Bây giờ, khi bạn truy cập bất kỳ trang web nào, các liên kết có thuộc tính nofollow sẽ tự động được đánh dấu bằng khung màu đỏ. Các liên kết không có thuộc tính nofollow (hay còn gọi là dofollow) sẽ không được đánh dấu.
- Nếu muốn bật/tắt tiện ích, bạn chỉ cần nhấp vào biểu tượng “Nofollow” để kích hoạt hoặc vô hiệu hóa.
Phân chia tỷ lệ link Dofollow và Nofollow bao nhiêu là tốt?
Tỷ lệ phân chia liên kết Dofollow và Nofollow phụ thuộc vào mục tiêu SEO cụ thể và ngành của bạn. Tuy nhiên, một tỷ lệ hợp lý được khuyến nghị là khoảng 70% Dofollow và 30% Nofollow. Đây không phải là một con số cố định, nhưng đa phần các website đều dùng được. Đây là con số an toàn.

Đó là tất cả những khía cạnh cụ thể về link do và link nofollow. Đây là các khai niệm cơ bạn trong SEO, vì thế các bạn cần nắm chắc và hiểu rõ nhé. Chúc bạn áp dụng thành công.